Phạm trù và nội dung Nam quyền

Nam Quyền (chữ Hán 南拳, bính âm: Nan Quan, hay Nan Kuen, dịch nghĩa tiếng Anh: Southern Fist), là khái niệm chỉ các phái võ ở miền Nam Trung Hoa và có nguồn gốc từ Nam Thiếu LâmToàn Châu và tỉnh Phúc Kiến là chủ yếu.

Thật ra các võ phái miền nam Trung Hoa đều có từ ngữ Thiếu Lâm phía trước như: Thiếu Lâm Hồng gia, Thiếu Lâm Châu gia, Thiếu Lâm Bạch Mi, Thiếu Lâm Vịnh Xuân, Thiếu Lâm Bạch Hạc phái,... đều là của Nam Thiếu Lâm chứ không phải của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam, được gọi bằng tên chung là Nam quyền, người Việt thích dùng từ nam phái, bắc phái như Thiếu Lâm Nam phái hay Thiếu Lâm Bắc phái chứ Trung Hoa chỉ dùng hai từ Nam quyền thay cho Thiếu Lâm Nam pháiTrường quyền thay cho Thiếu Lâm Bắc phái là đầy đủ ý nghĩa. Nội hàm khái niệm không có gì thay đổi.

Nam quyền có vẻ đẹp dương cương lộ liễu.

Lịch sử Nam Quyền có từ lâu đời, bắt đầu có thể truy gốc đến hơn 400 năm trước lưu hành ở bờ Nam sông Trường Giang (còn gọi là Dương Tử Giang) ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tây, Chiết Giang, Hà Nam, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Giang Tô, với nội dung vô cùng phong phú. Nam quyền ở các nơi tự thành thể hệ (chỉ sự vật, ý thức... liên hệ với nhau kết cấu thành một chỉnh thể) có phong cách riêng.

Vào cuối thời nhà Tống, nhà Minh các sư tăng chùa Thiếu Lâm đi vân du khắp miền non nước nam bắc Trung Hoa đã truyền bá quyền pháp Thiếu Lâm ra bên ngoài làm cho các môn quyền thuật có dịp bồi bổ và sáng tạo ra nhiều kỹ thuật phong phú, đa dạng sau này.

Trong Nam Quyền Quảng Đông trừ Hồng Gia Quyền, Lưu Gia Quyền, Lý Gia Quyền, Mạc Gia quyền, Thái Gia Quyền, gọi là "Ngũ Đại lưu phái" ra, còn Thái Lý Phật quyền (hai hình hổ, hạc), Hiệp Gia quyền, Vịnh Xuân Quyền, Bạch Mi Quyền, Nam Cực Quyền, Nho Quyền, Phật Gia, Điêu Gia Giáo, Châu Gia Giáo, Nhạc Gia Giáo, Chung Gia Giáo, Côn Luân Quyền v.v...

Nam quyền Quảng Tây có Chu Gia quyền, Đồ Long Quyền, Hồng Môn Phục Hổ Quyền và Tiểu Sách Đả v.v...

Nam quyền Phúc Kiến có Ngũ Hình quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc Quyền của Nam Thiếu Lâm), Ngũ Tổ quyền, La Hán Quyền, Mai Hoa trang, Liên Thành Quyền, Địa Thuật Quyền Pháp, Vĩnh Gia Pháp, Ngư Pháp, Kê Pháp(gà), Sư Quyền (sư tử), Hầu Quyền(khỉ), Ngũ Mai Quyền, Nho Pháp, Phỏng Điểu Tích (theo vết chim) v.v... rất nhiều lưu phái.

Nam quyền Hồ Nam có Vu Gia Quyền, Hồng Gia Quyền, Tiết Gia và Nhạc Gia giáo là bốn lưu phái lớn.

Nam quyền Hồ Bắc có Hồng Môn Quyền, Khổng Môn Quyền, Nhạc Môn Quyền, Ngư Môn Quyền, Tôn Môn Quyền là năm phái lớn. Còn Vu Gia Nghệ, Nại Môn, Phật Môn, Ẩn Tiên Môn, Thủy Hử Môn, Nghiên Môn, Hùng Môn, Chưng Môn v.v...

Nam quyền Tứ xuyên có Tang, Nhạc, Triệu, Đỗ, Hồng, Hóa, Tự, Hội là tám lưu phái lớn.

Nam quyền Giang Tây có 36 lộ Tống Giang Quyền, Hổ Quyền v.v...

Nam quyền Chiết Giang có Hắc Hổ quyền, Kim Cương quyền đến Ôn châu Nam Quyền, Đài Châu Nam Quyền.

Nam Quyền Giang Tô cũng có sự khác biệt giữa quyền của Tô Châu, Vô Tích, Thượng Hải, Thường Châu v.v...

Về khí giới chủ yếu có Nam côn, đại cán (gậy), tứ môn đao, mai hoa đao, hợp tử đao (còn gọi là song hợp đao), song đao, tam tiêm soa (soa ba mũi), đơn giản (giản một chiếc), song giản, Liễu công quải (gậy ông Liễu), phủ(búa), mâu, bừa(bà), thuẫn (mộc); lại còn biển đán (đòn gánh), xừ đầu (cuốc), ghế ngồi... là các dạng binh khí. Các khí giới này luyện tập đều theo đặc điểm của Nam quyền, đông thời cũng giống như quyền thuật của Nam quyền tức là có thể đơn luyện (1 người), cũng có thể đối luyện, như mâu đối thuấn, mâu đối đại cán (gậy tầy) hoặc đòn gánh đối ghế ngồi v.v...